Thời tiết lạnh là một điều gian nan đối với việc sinh nở của chó mẹ. Đối với những chú chó dưới 2 tháng tuổi thì việc chịu nóng, chịu lạnh rất kém. Mùa hè thì bệnh vì sốc nhiệt, mùa đông thì chết rét.
Nếu nhà bạn đang nuôi chó và muốn phối giống để kinh doanh hay nuôi cho vui nhà vui cửa thì trước hết hãy tìm hiểu bài viết này để phòng tránh được những trường hợp chó sơ sinh bị chết yểu nhé!
Chó sơ sinh bị ngạt nước ối
Những trường hợp này thường xảy ra là do chó mẹ mang bầu ít con và thai con quá to nên dẫ đến khó sinh, làm vỡ ối.
Vỡ ối làm cho chó con bị ngạt và chết. Đối với những chú chó mẹ được chăm sóc ăn uống rất kĩ nhưng lại chưa được quan tâm đến vấn đề vận động sẽ gây ra trường hợp khó sinh. Với những chú chó này cần nhờ đến bác sĩ thú y can thiệp.
Nhưng nên nhớ rằng: Một khi bạn phải dùng đến biện pháp mổ đẻ thì cơ hội sinh đẻ thường lần sau sẽ rất nguy hiểm đối với chó mẹ và cả chó con. Chưa kể đến việc nhiễm trùng, các vấn đề phát sinh khi mổ để. Vì vậy đừng nên chú trọng quá mặt thức ăn bồi dưỡng cho cún mà không lo đến phần thể dục thể thao nhé!
Do thời tiết
Thời tiết lạnh là một điều gian nan đối với việc sinh nở của chó mẹ. Đối với những chú chó dưới 2 tháng tuổi thì việc chịu nóng, chịu lạnh rất kém. Mùa hè thì bệnh vì sốc nhiệt, mùa đông thì chết rét.
Trong trường hợp chó con thường chết ở khía cạnh thời tiết thì các trường hợp này thường xảy ra đối với trời lạnh nhiều hơn là trời nóng. Thời tiết lạnh sẽ làm chó bị ảnh hưởng đường hô hấp, có khả năng cao mắc bệnh viêm phế quản, đường ruột,…
Ở mức nhiệt độ dưới 30 độ C sẽ làm cho chó con bú mẹ mà khó tiêu hoá dẫn đến tụt đường huyết và chết. Bạn có thể kiểm tra bằng cách xem lợi và răng chó, nếu có tình trạng này lợi và răng sẽ trắng, nhợt nhạt, sức khoẻ cún yếu.
Nếu trường hợp này xảy ra bạn nên lót thêm khăn, áo mềm vào chỗ chó mẹ nằm để giữ ấm và giữ chó mẹ tránh việc di chuyển nhiều để ủ ấm cho con.
Viêm tuyến sữa
Nếu cún con mới sinh ra khoẻ mạnh mà cứ yếu dần thì bạn nên kiểm tra ngay tuyến sữa của chó mẹ đi nhé!
Việc vú mẹ bị viêm nhiễm sẽ làm cho sữa hỏng và khi con bú vào sẽ bị ngộ độc. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nặn thử sữa mẹ xem có màu máu, ngà, vàng hay mủ không? Hoặc là sữa khi sờ vào có độ dính (nhớt) thì nên dừng không cho chó con bú phần ti đó nữa nhé! Đối với những bạn nào chưa có kinh nghiệm nên bé chó mẹ ra cho bác sĩ thú y chữa.
Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh vú cho chó mẹ để tránh tình trạng trên nhé!