Triệt sản cho mèo là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất để kiểm soát số lượng thú cưng. Chẳng những thế, việc triệt sản sẽ giảm được nguy cơ nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm đối với thú cưng. Tuy nhiên, sau khi triệt sản, mèo sẽ rất đau và chưa thể ăn uống được.
Do đó, để chăm sóc mèo đúng cách sau khi triệt sản bạn phải thực hiện các phương pháp dưới đây. Nhằm giúp mèo hồi phục sau phẫu thuật cũng như có thể quay trở lại đời sống khỏe mạnh, hoạt bát như xưa.
Mèo bao nhiêu tuổi thì nên triệt sản?
Theo nhiều ảnh nghiên cứu đã chỉ ra, tiêu chuẩn triệt sản cho mèo là khoảng 5-6 tháng tuổi. Hoặc bạn cũng có thể chờ sau khi kì động dục đầu tiên kết thúc khoảng từ 8 đến 12 tháng tuổi chẳng hạn. Vì đây là mốc thời gian hợp lí nhất đối với mèo.
Các cách chăm sóc mèo cái và đực sau khi triệt sản
Sau khi bị “hoạn” bởi tay bác sĩ thú y, chắc chắn em mèo của bạn đang rất đau và sợ hãi. Hãy thực hiện ngay các biên pháp sau đây để giảm bớt nỗi đau của em ý nhé!
Cung cấp một không gian yên tĩnh, thoải mái
Điều đầu tiên, sen cần cho bé yêu một không gian riêng để mèo cảm thấy an toàn và không bị thú cưng khác làm phiền. Lúc này, các em ấy có thể cảm thấy buồn nôn và khó chịu trong vòng 18 – 24 giờ đầu tiên sau khi gây mê. Vì vậy, bạn phải cung cấp không gian yên tĩnh và biệt lập để chúng nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, dù biệt lập nhưng bạn vẫn cần đảm bảo có thể quan sát mèo khi chúng đang nghỉ. Chú ý chặn kín mọi vị trí khuất nguy hiểm. Cũng như những địa điểm mà bạn không thể tiếp cận dễ dàng như gầm bàn, gầm giường, góc chân cầu thang, tranh….vv.
Bên cạnh đó, điều quan trọng là bạn cần giữ cho trẻ em và vật nuôi khác tránh xa bé mèo. Bởi chúng cần được nghỉ ngơi và hồi phục mà. Nên điều này sẽ trở nên khó khăn hơn nếu chúng liên tục bị gián đoạn hoặc làm phiền bởi tác nhân xung quanh.
Chuẩn bị ổ nằm tiện nghi
Sau khi triệt sản cho mèo, bạn nên chuẩn bị ổ nằm tiện nghi cho mèo ngủ. Nếu không có ổ, nhà cho mèo, bạn có thể dùng gối mềm hoặc chăn lót vào trong hộp. Hơn thế nữa, nếu có thể, bạn nên đặt ổ của mèo ở khu vực có sàn gạch hoặc gỗ.
Bởi vì mèo thích làm mát phần bụng bằng cách duỗi thẳng người trên mai sàn cứng, mát. Và điều này có thể giúp chúng làm dịu vết mổ.
Kiểm tra vết rạch của mèo
Việc quan sát xem vết rạch có thể giúp nắm bắt tình hình và theo dõi tiến trình vết thương lành sau khi triệt sản. Nếu có thể, các bạn cũng nên đề nghị bác sĩ thú y cho bạn thấy vết mổ trước khi đưa mèo về nhà. Hoặc bạn cũng có thể chụp ảnh vết mổ vào ngày đầu tiên để tiện theo dõi.
Mèo cái và mèo đực có tinh hoàn không thụt vào trong bìu dái sẽ có vết rạch trên bụng. Ngoài ra, mèo đực còn có hai đường rạch nhỏ trên vùng bìu (dưới đuôi).
Hạn chế chuyển động của mèo
Khi đón mèo đã triệt sản về nhà, bạn cần di chuyển cây cối, hàng rào và đồ nội thất. Bởi những đồ vật này đều kích thích mèo nhảy lên đó. Giữ mèo trong phòng nhỏ như phòng giặt đồ hoặc phòng tắm, cũi,….vv khi bạn không thể giám sát mèo yêu.
Cần cân nhắc mang mèo lên và xuống cầu thang. Mặc dù lúc này chúng không có khả năng gây tổn hại vết mổ trong khi đi lên và xuống cầu thang. Thế nhưng đây là biện pháp phòng ngừa hợp lý và an toàn trên hết.
Bạn cần hiểu rằng khi mèo đang cảm thấy đau đớn thì một số bé sẽ có thể cố gắng trốn thoát. Do đó, bạn nên thận trọng trong việc giám sát mèo. Đặc biệt là trong vòng 24 – 48 giờ đầu tiên sau khi phẫu thuật.
Cung cấp chậu vệ sinh sạch sẽ và thực phẩm nước uống dễ lấy
Sau khi mổ phẫu thuật, mèo không nên chạy nhảy, leo lên cầu thang, hoặc tự để làm được những nhu cầu thiết yếu. Cụ thể, chúng không nên hoạt động thường xuyên trong ít nhất một tuần sau khi phẫu thuật triệt sản.
Bởi vì, các loại bụi bẩn và vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vết mổ và gây nhiễm trùng. Đặc biệt là ở mèo con. Lúc này, bạn nên sử dụng giấy vụn hoặc tờ báo để lót khay vệ sinh cho mèo (không dùng cát).
Quan sát dấu hiệu của cơn đau
Mèo thường không biểu hiện cảm giác đau như con người. Vì thế, bạn cần quan sát dấu hiệu khó chịu ở mèo. Nếu phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu đau đớn, bạn nên gọi ngay bác sĩ thú y. Các dấu hiệu đau đớn thường gặp sau khi phẫu thuật ở mèo bao gồm:
- Ẩn nấp liên tục hoặc cố gắng trốn thoát
- Trầm cảm hay thờ ơ
- Chán ăn
- Có tư thế gập người
- Cơ bụng căng cứng gồng mình
- Gầm gừ
- Rít lên
- Lo âu hoặc lồng lên
Nếu có bất kỳ dấu hiện nào, bạn nên đưa mèo tới phòng khám thú y gần nhất nơi ở để điều trị kịp thời.
Vừa rồi thú cưng hipet đã hướng dẫn đến bạn các cách chăm sóc cho mèo sau khi triệt sản trong bài. Hãy thực hiện và chăm sóc cho “hoàng thượng” thật kỹ lưỡng nhé. Chúc bạn và thú cưng của mình luôn khỏe mạnh!