Đối với những chú chó lông dày và dài vào mùa hè nên tỉa bớt. Đưa ngay đến cơ sở thú y nếu thấy triệu chứng nặng hoặc không có kinh nghiệm chữa trị.
Vào những ngày hè nắng nóng thì việc hàng loạt chó nhập ngoại bị sốc nhiệt đã là chuyện quá bình thường ở các hộ nuôi chó ở Việt Nam. Để tránh rủi ro không may do bệnh gây ra.
Đối với chó (đặc biệt là chó ngoại) khả năng hấp thụ nhiệt độ cao hơn khả năng giải phóng nhiệt. Vì vậy khi thời tiết chuyển nóng thì chúng phải nhận đột ngột một lượng nhiệt độ khá cao nên dễ bị sốc nhiệt.
Những chú chó mắc bệnh này thường có triệu chứng
Chảy máu cam.
Khó thở, thở nhanh và mạnh.
Cơ thể đột nhiên yếu đi, mệt mỏi.
Lưỡi đỏ, lợi nhợt nhạt, da miệng và cổ mất độ đàn hồi.
Chảy nước bọt, nhịp tim tăng.
Nặng hơn là bị đột quỵ nguy hiểm tới tính mạng có thể chết trong vòng vài phút.
Cách phòng và điều trị
Khi cún có những biểu hiện trên vào những ngày thời tiết nắng nóng bạn nên đưa chó ra khỏi những nơi có nhiệt độ cao ngay lập tức, dùng các biện pháp hạ nhiệt độ cho cún: quạt, chườm nước mát, đưa vào phòng điều hoà.
Có thể sử dụng biện pháp hạ nhiệt sau:
Đổ nước lạnh vào đâu và chân chó.
Chườm nước mát khắp người chó.
Thả cún vào bồn tắm hoặc thau nước mát.
Dùng vòi sen xịt nước mát khắp người chó (tránh những chỗ như: mũi, tai, miệng,… dễ làm chó bệnh).
Chú ý: Không sử dụng đá hay nước đá vì điều này rất dễ làm cún bị hạ nhiệt độ và sốc trầm trọng hơn.
Quạt cho chó và lấy lược chải lông để gió thổi lưu thông qua da.
Mua máy đo nhiệt độ đo nhiệt độ trực tràng cho cún (khoảng từ 39.5 độ C trở lên là cún đang bị sốc nhiệt).
Khi chó bắt đầu khoẻ và đi lại thì cho uống nước.
Đối với những chú chó lông dày và dài vào mùa hè nên tỉa bớt.
Đưa ngay đến cơ sở thú y nếu thấy triệu chứng nặng hoặc không có kinh nghiệm chữa trị.
Trong mọi trường hợp, dù sơ cứu thành công vẫn nên đưa cún đến cơ sở thú y để kiểm tra. Tránh tình trạng nội thương để phát hiện kịp thời và chữa trị dứt điểm bệnh.